Tin tức

Hôi miệng – nguyên nhân và cách điều trị

Hôi miệng – được xem là một vấn đề mãn tính, triệu chứng là hơi thở luôn có những mùi hôi, thối khó chịu do chính bản thân cảm nhận được. Mùi hôi miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguồn gây hôi miệng chính là đến từ khoang miệng. Cùng BiogaiaVietnam.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

1. Bệnh hôi miệng là gì?

Bệnh hôi miệng là một triệu chứng mà hơi thở có mùi hôi thối từ khoang miệng phát ra. Người bị hôi miệng thường có hơi thở rất khó chịu, thậm chí thở thông thường qua mũi cũng bị phát hiện, đặc biệt khi nói cười hoặc thở bằng miệng.

Hôi miệng nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lí của cuộc sống. Trước đây, người ta nghĩ rằng, hôi miệng không phải là bệnh lí nghiêm trọng, nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng lại là nguồn gốc gây nguy hiểm rất lớn cho vấn đề sức khỏe về sau này.

2. Nguyên nhân của hôi miệng

Hôi miệng có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên BiogaiaVietnam.vn chỉ ra các nguyên nhân chính sau đây:

  • Hôi miệng tạm thời (do thức ăn, nước uống và sinh hoạt nói chung)
  • Hôi miệng do các vấn đề bệnh lí răng miệng
  • Các nguyên nhân từ bệnh lí tiêu hóa
  • Nguyên nhân từ bệnh lí do hệ hô hấp và phổi.
  • Nguyên nhân do hệ vi sinh vật khoang miệng

Chúng ta cùng đi cụ thể từng nguyên nhân và phân tích các nguyên nhân đó

2.1 Hôi miệng cho thức ăn nói chung

  • Hôi miệng tạm thời là khi bạn sử dụng các đồ ăn, thức uống gây mùi, nhưng sau đó bạn vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hết. Điều đó là do các loại thực phẩm đồ uống bạn sử dụng có bám dính trên răng miệng, có ảnh hưởng đến quá trình phân hủy tạo ra sulphur trong miệng, khiến hơi thở của bạn có mùi.
  • Các loại thực phẩm làm khô miệng: rượu, thực phẩm giàu protein, thực phẩm giàu chất ngọt là đường như kem, sữa,… khi thủy phân trong khoang miệng sẽ giải phóng ra các loại amino axit có chứa nhiều hợp chất sulphur gây hôi miệng.
  • Hành, tỏi….: Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur rất cao, chúng có thể đi vào máu và giải phóng ở trong phổi và ra bên ngoài qua hơi thở.
  • Hút thuốc lá: thuốc là làm ảnh hưởng lớn đến niêm mạc miệng, khiến lớp niêm mạc này bị khô, không chỉ vậy thuốc lá còn làm tăng hàm lượng các chất bay hơi trong miệng và phổi. Từ đó, chúng khiến cho bệnh hôi miệng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Việc giảm sản xuất cũng như tiết nước bọt khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra khô miệng tạm thời dẫn đến hiện tượng hôi miệng vào buổi sáng sau khi thức dậy.

2.2 Hôi miệng do các vấn đề bệnh lí răng miệng

Đa phần các bệnh trong khoang miệng, răng là cơ sở cho hệ thống vi sinh vật có hại hoạt động mạnh, chúng phân giải thức ăn dư thừa và chính phần da thịt của bệnh nhân gây ra các mùi hôi thối trong khoang miệng.

  • Bệnh về nha chu, viêm nướu: đó các bệnh gây ra hôi miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh răng, viêm quanh thân răng, áp xe,…
  • Các vết lở loét ác tính hay các nguyên nhân tại chỗ cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Tác dụng của một số loại thuốc, xạ trị, hóa trị.
  • Giảm tiết nước bọt.
  • Hội chứng Sjogren.
  • Bị nấm Candida ở vùng miệng.
  • Các bệnh về xương: viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, hoại tử xương và các bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

2.3 Các nguyên nhân từ bệnh lí tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới hơi thở của chúng ta. Do miệng cũng chỉ là một bộ phận của hệ tiêu hóa, đó là lí do khi bị các vấn đề trong toàn bộ hệ tiêu hóa, thì hơi thở của chúng ta cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Một số các loạt thuốc có thể dẫn đến hơi thở có mùi như amphetamine, chloral hydrate, phenothiazin, thuốc gây độc tế bào, disulfiram, dimethyl sulphoxide, nitrate và nitrite.
  • Bệnh dạ dày – ruột: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản chính là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày và cũng là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng kéo dài.
  • Các bệnh về gan, thận, tiểu đường: Người mắc các bệnh này cũng có thể bị hôi miệng do sự phân hủy mỡ ở trong cơ thể.
  • Hội chứng mùi cá ươn: Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine trong thức ăn có mùi tanh, từ đó làm tích tụ chất này trong gan trước khi được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên đây là một hội chứng rất hiếm gặp và theo gen di truyền.

2.4 Nguyên nhân từ bệnh lí do hệ hô hấp và phổi.

Hệ hô hấp liên quan trực tiếp và liên thông cùng với khoang miệng, cho nên các bệnh lí từ hệ hô hấp cũng sản sinh ra các mùi gây hôi thối cho khoang miệng.

  • Rối loạn hô hấp
  • Các nhiễm trùng mũi họng như viêm xoang, viêm amidan,…

2.5 Nguyên nhân do hệ vi sinh vật khoang miệng, tiêu hóa

Mùi hôi miệng do sản sinh ra các hợp chất sulphur là do các loại vi khuẩn kỵ khí Gram âm, có chức năng phân giải protein nên tạo ra các hợp chất gây mùi này. Các loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở những vị trí ứ đọng trong khoang miệng như các túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay trong các vị trí tổn thương, khoang sâu răng. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng hàng đầu.

Đây là nguyên nhân chiếm tới 80%-90% của bệnh hôi miệng. Và nó cũng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề bên trên của hệ tiêu hóa. Đặc biệt các bệnh tại răng miệng: như viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh răng, viêm quanh thân răng, áp xe,…

3. Cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Dựa vào các nguyên nhân bên trên, thì tùy theo tình trạng, diễn biến mà chúng ta phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác minh chĩnh xác vấn đề, chúng tôi tóm tắt các biện pháp điều trị bệnh hôi miệng như sau:

  • Đối với hôi miệng thông thường: việc vệ sinh răng miệng là cần thiết theo tiêu chuẩn chung như đánh răng sạch sẽ, súc miệng sau ăn, dùng tăm nước hay chỉ nha khoa, giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ.
  • Đối với các bệnh lí do hô hấp, tiêu hóa: Buộc phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị, khi khỏi các bệnh lí thì hôi miệng sẽ chấm dứt. Sau đó tuân thủ việc vệ sinh răng miệng thông thường là sẽ hết.

Đối với tất cả các vấn đề hôi miệng, chúng tôi luôn khuyến cáo “Tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa hóa chất, tạo mùi thơm tạm thời” – bởi việc này gây hại nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật của hệ tiêu hóa nói chung, của khoang miệng nói riêng. Bởi như các nguyên nhân phân tích bên trên thì nguyên nhân của bệnh hôi miệng chính là đến từ việc mất cân bằng hệ vi sinh vật khoang miệng.

Liệu pháp Vi sinh an toàn và hiệu quả điều trị hôi miệng

Do đó, chúng tôi đưa ra một liệu pháp giúp chấm dứt bệnh hôi miệng có kiểm chứng lâm sàng và được khuyến cáo trên toàn cầu từ các tổ chức WGO (tổ chức tiêu hóa thế giới), tổ chức WHO (tổ chức Y tế thế giới). Đã và đang được áp dụng tại Nhật Bản với hơn 60 ngàn phòng khám nha khoa đang áp dụng. Đó là LIỆU PHÁP VI SINH.

Sử dụng viên ngậm “Men vi sinh” có chứa các chủng lợi khuẩn Lactobacillus Reuteri Prodentis có trong sản phẩm Biogaia Prodentis của Biogaia AB – Thụy Điển

Mời các bạn đọc thêm: Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng

Cụ thể:

  • 2 chủng vi khuẩn: Lactobacillus reuteri DSM 17938 và ATCC PTA 5289 được phân lập từ sữa mẹ và tuyến nước bọt của con người.
  • Sản phẩm Biogaia Prodentis được sử dụng rộng rãi trên hơn 100 quốc gia, đặc biệt Nhật Bản (quốc gia khắt khe về các sản phẩm TPCN) có hơn 60.000 phòng khám nha khoa đang áp dụng.
  • Sản phẩm được tổ chức WHO công nhận là một “men vi sinh” (xem thêm định nghĩa Men vi sinh tiêu chuẩn Quốc tế, tránh nhầm lẫn với khái niệm men vi sinh mập mờ tại Việt Nam).
  • Sản phẩm có hơn 60 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề răng miệng (Nghiên cứu lâm sàng là minh chứng đanh thép nhất trong việc chứng minh hiệu quả của các sản phẩm dược phẩm y tế).
  • Hiệu quả sản phẩm thấy được rõ rệt sau 14-21 ngày sử dụng (tức bổ sung đủ 5 tỷ lợi khuẩn).
  • Biện pháp an toàn, không gây bất cứ biến chứng hay tác dụng phụ nào (đã có nghiên cứu lâm sàng chứng minh).
  • Biện pháp khoa học và có minh chứng lâm sàng về hiệu quả kéo dài sau quá trình sử dụng.

Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều tư liệu khoa học được công bố tại Pubmed (trang công bố các nghiên cứu khoa học Quốc tế hay https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ về hiệu quả của L. reuteri Prodentis.

BiogaiaVietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *