Tin tức

Sâu răng khi mang thai, bà bầu không thể bỏ qua

Phụ nữ khi mang thai thường có nhiều vấn đề về răng miệng (một phần của hệ tiêu hóa) do biến đổi về các hormone kèm với chế độ ăn uống có phần thay đổi lớn. Trong đó, sâu răng là một vấn đề khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi cũng như vấn đề sức khỏe lâu dài của mẹ bầu. Bài viết này chúng ta cần tìm hiểu các vấn đề xoay quanh sâu răng khi mang bầu, chăm sóc răng miệng trong giai đoạn thai kỳ.

Sâu răng khi mang thai và liệu pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn

1. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng khi mang thai

Thiếu hụt canxi

Khi mang thai ở tuần thứ 24 – 25, đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh hệ xương. Lượng canxi cần thiết bé sẽ lấy từ cơ thể mẹ. Khi trong máu của mẹ không đủ canxi cho con, cơ thể chắc chắn cũng sẽ đòi hỏi cung ứng thêm lượng canxi. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc khử khoáng trên men răng, dẫn đến men răng của mẹ bị yếu, nguy cơ sâu răng rất cao và các bệnh về răng.

Nội tiết thay đổi

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hormone (estrogen và progestorome) dễ gây ra tình trạng viêm lợi, tăng sự tích tụ của chất vôi và các loại vi khuẩn.

Đây là những yếu tố trực tiếp dễ gây sâu răng ở mẹ bầu. Tình trạng này khá phổ biến và các bà bầu thường xuyên gặp phải vấn đề răng miệng khi mang thai.

Hầu hết ở giai đoạn đầu khi chưa sâu răng các mẹ sẽ thấy chân răng bị sưng đỏ. Dù không đau nhức nhưng lại dễ chảy máu chân răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Giai đoạn thai nhi lớn lên trong bụng dễ làm cho nướu và răng của bạn trở nên nhạy cảm. Bên cạnh đó, thai phụ thường ăn nhiều bữa so với lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó chải sạch những răng hàm bên trong.Từ đó, làm tăng khả năng gặp vấn đề về răng miệng.

2. Sâu răng ảnh hưởng như nào tới sự phát triển của Thai nhi?

Việc mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ khi mang thai bị sâu răng sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch kém hơn dễ mắc các loại bệnh do mẹ bầu ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.

Việc vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức chúng có thể xâm nhập vào máu thông qua nướu, di chuyển tới tử cung. Chúng sẽ kích hoạt sản xuất một hóa chất có tên prostaglandin chống lại nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn khi chất này có khả năng kích thích co thắt tử cung gây nên chuyển dạ sớm, sinh non và bé nhẹ cân.

Vi khuẩn gây sâu răng S.muntans có khả năng lây truyền bằng đường máu. Lây từ mẹ sang con ở các bà mẹ bị sâu răng trong thời kỳ mang thai, khiến bé sinh ra dễ dàng bị sâu răng.

3. Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khi thai kỳ

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này.

Phụ nữ mang thai cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để giảm nguy cơ các bệnh lý về răng miệng và để phòng tránh nhiễm trùng răng miệng trong tương lai cho bé. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần, lưu ý làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày.

Lưu ý: không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây vì khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy chải răng.

Thăm khám răng định kì

Nên thăm khám sức khỏe răng miệng 2 lần/năm để kiểm soát các mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Với những phụ nữ mang thai nôn nhiều do nghén hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch baking soda loãng. Sử dụng muối pha với nước ấm độ mặn vừa phải để súc miệng 2 lần sáng và tối .

Muối sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn, giúp làm sạch vùng miệng tối đa, dứt cơn đau nhức răng. Cách làm này sẽ giúp trung hòa axit liên quan, làm dịu cơn đau, giảm nguy cơ sâu răng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mặt khác cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Những bữa ăn cung cấp đủ canxi, giàu vitamin C, A, ít axit và đường sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của cả mẹ và bé.

Đặc biệt bà bầu bị sâu răng cần lưu ý tăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm tép, sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tiệt trùng, sữa chua,… hay vừng đen – trắng.

Liệu Pháp Vi Sinh an toàn cho Răng Miệng và tiêu hóa từ Thụy Điển

Biogaia là nhãn hàng rất quen thuộc với tất cả các mẹ bỉm sữa, và tất nhiên các mẹ bầu cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề này khi chuẩn bị cho đứa con chào đời. Với các mẹ làm mẹ lần đầu, thì còn ngỡ ngàng, nhưng với các mẹ đã bầu bí lần hai thì gần như quen thuộc với Biogaia – Thương hiệu sản phẩm chất lượng, uy tín và tồn tại ở thị trường Việt nam trên 10 năm!

Biogaia đưa về Việt Nam một sản phẩm dành cho răng miệng, đồng thời bổ sung chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong Biogaia Prodentis dành cho răng miệng, chứa 2 chủng lợi khuẩn chính:

2 chủng loai khuẩn được phân lập từ chính sữa mẹ và tuyến nước bọt của người. Hiệu quả lâm sàng được chứng minh thông qua hơn 60 nghiên cứu lâm sàng được công bố toàn cầu trên Pubmed và NCBI của cục Y tế dược phẩm Hoa Kỳ. Hỗ trợ điều trị hiệu quả tất cả các bệnh răng miệng, đồng thời bổ sung chủng lợi khuẩn có trong sản phẩm Biogaia Vàng cho bé. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp:

Việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tuyệt đối đối với mảng bám, nha chu, viêm nướu và cháy máu chân răng – thường gặp ở bà bầu (các nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng).

Việc bổ sung lợi khuẩn sống giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ, phòng ngừa sớm và hiệu quả các bệnh răng miệng trên, giúp cho bà bầu có một hệ thống răng miệng an toàn, sạch sẽ. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thật tốt cho quá trình mang thai do việc ăn uống không kiểm soát.

Đây là một liệu pháp vi sinh an toàn tuyệt đối, hoàn toàn không kháng sinh, không hóa chất, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên bà bầu ở các giai đoạn mang thai hiệu quả.

Đã được các tổ chức hàng đầu thế giới khuyên dùng như WHO, WGO,.. như là một viên ngậm nha khoa cho bà bầu!

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có dấu hiệu nào về sâu răng, chảy máu chân răng hay các vấn đề khác liên quan đến răng miệng trong thời kỳ mang thai, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa kịp thời.

BiogaiaVietnam.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *